Đờn ca tài tử Nam Bộ tài sản văn hóa tinh thần quý giá của của vùng đất Phương Nam yên bình, trù phú và hài hòa của hiện tại và cũng lắm nỗi vất vả, đắng cay, đầy tiếng lòng của con người khai hoang mở cõi.
Ngày nay Đờn ca tài tử Nam bộ trở thành tài sản văn hóa tinh thần nổi bật của Việt Nam. Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại cần giữ gìn, bảo tồn và phát huy.
Đờn ca tài tử một nét đẹp văn hóa của miền Tây sông nước. Loại hình nghệ thuật đặc trưng khi kết hợp giữa âm nhạc cung đình Huế và lời ca, thơ, văn cùng các tác phẩm văn học dân gian và cách diễn của dân gian.
Đờn ca tài tử là sự kết hợp khéo léo, nghiêm túc có đầu tư bày bản và thận trọng đến mức chuyên nghiệp của người đàn và hát.
Cùng như nghĩa của Đờn ca tài tử: đờn là đàn, ca là tiếng hát, tài tử là những con người có tài năng với âm nhạc thì mới hát được.
Bộ nhạc cụ của Đờn ca tài tử Nam bộ là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam, phụ họa là sáo 7 lỗ, và guitar phím lõm.
Về bài hát truyền thống của Đờn ca tài tử được truyền lại còn khoảng 20 bài trong đó có 7 bản lễ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 6 bản Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 3 bản Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bản Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly) và bản chính là Dạ cổ hoài lang.
Nét Đặc Trưng Của Đờn Ca Tài Tử
Nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần cho người “mộ điệu” cải lương nói chung và cho người dân đất Phương Nam nói riêng.
Xuôi về miền tây sông nước này, nếu như bạn chưa một lần lắng nghe những điệu ca câu hò du dương lúc nỉ non, u buồn như ai sầu ai oán lúc rộn ràng, hân hoan thì coi như bạn chưa từng đến miền Tây Nam Bộ lần nào.
Những điệu ca lời hát ấy như những lời than thở, mượn lời ca tiếng hát để nói lên nỗi lòng mình khi đến đất Phương Nam mở cỗi và gặp nhiều nỗi trắc trở.
Về miền Tây lang thang một nơi nào đó bạn sẽ bắt chợt sẽ nghe được giọng hò vang vọng, câu hát trữ tình lẫn những lời ru mộc mạc, giản dị và chân thành của đất và người nơi đây.
Đờn ca tài tử nổi tiếng và trở thành nền tảng văn nghệ chủ đạo Phương Nam với bài hát tổ là “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bài này được lan rộng rãi trong nhân dân và được phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, … đến nhịp 64.
Nơi biểu diễn của đờn ca tài tử là tại nhà, đám tiệc, đình, miếu, các câu lạc bộ đờn ca…ngày nay đờn ca tài tử được nâng cao lên mức trình diễn sân khấu và biểu diễn nghệ thuật nên được truyền khắp các nơi biểu diễn văn hóa, lễ hội văn hóa.
Trải Nghiệm Đờn Ca Tài Tử Ở Đâu
Ngày xưa khung cảnh sông nước, miệt vườn thanh bình người ta lại được nghe đờn ca tài tử cải lương, nhăm nhi, thưởng thức trái cây miệt vườn, chốc chốc lại uống một tách trà nóng.
Xem đó là niềm vui, thú tao nhã nào sánh bằng. Sự độc đáo và thu hút người nghe ở đây đâu chỉ là đờn, là hát của những người nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp mà là tất cả - những con người có tâm hồn nghệ sĩ, thích ca thích hát.
Và người “nghệ sĩ” ấy như chìm vào không gian êm ả của sông nước hữu tình, cất lên những câu hát nên thơ, ngọt ngào.
Ngày nay hát đờn ca tài tử xuất hiện tại các lễ hội văn hóa, đám tiệc tại gia, các điểm tham quan văn hóa, sinh thái.
Đặc biệt là ngày giỗ của nghệ sĩ Cao văn Lầu hay các du thuyền về đêm tại bến Ninh kiều thành phố cần thơ được biểu diễn mỗi đêm.
Nếu một ngày tham gia tour du lịch miền Tây hãy nhớ đến với bộ môn nghê thuật truyền thống này để được thả hồn mình vào bài hát, được một lần trở thành “ nghệ sĩ” và bạn cũng sẽ trở thành những đại sứ văn hóa để góp phần nhân rộng, lan truyền môn nghệ thuật này đến với mọi người Việt Nam nói riêng và bè bạn quốc tế nói chung. Đờn ca tài tử những ngẫu hứng miệt vườn say đắm, âm nhạc giản dị mà đầy tình người xứ sở.
Lưu ý: Nội dung bài viết
Nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ thuộc bản quyền của
Công Ty TNHH Du Lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).