Hội An hay còn gọi là phố cổ Hội An. Nơi đây từng là một thương cảng quốc tế sầm uất ra đời từ thế kỷ thứ II; nơi mua bán của các thương nhân Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc, ChamPa…nơi đây hiện còn lại nhiều đồ vật cổ, phố cổ, các di vật văn hóa...
Đặc biệt là kiến trúc nhà cổ, phố cổ nay trở thành di sản kiến trúc đã có từ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
Ngày nay Hội An là trọng tâm du lịch nổi tiếng trong chuyến hành trình du lịch Đà Nẵng - Hội An. Đến nơi đây du khách sẽ được hòa mình vào nét xưa phố cổ thơ mộng, con đường nhộn nhịp người qua, thưởng thức ẩm thực sợ cao lầu độc đáo, ăn cơm gà, thưởng thức bánh mì Hội An rạng danh thế giới. Xem qua màn trình diễn Ký Ức Hội An rực rỡ nhất thế giới.
Các địa điểm check-in tại Hội An
- Chùa Cầu
- Công viên Ấn tượng Hội An
- Phố đèn lồng Hội An
- Hẻm nhỏ Hội An
- Những ngôi nhà hoa giấy
- Faifo Coffee
- chùa Bà Mụ
- Chợ Hội An
- Sông Hoài
- Hội quán Phúc Kiến
Show diên ký ức hội an
Tại công viên Ấn Tượng Hội An, show diễn thực cảnh đẳng cấp thế giới Ký Ức Hội An trên sân khấu 25.000m2, hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp, công nghệ tối tân. Hàng chục minishow dân gian, đương đại cực kỳ thú vị.
Check-in không gian công viên văn hóa chủ đề đầu tiên và độc đáo nhất Việt Nam, trải nghiệm nghỉ dưỡng với khu resort nằm giữa dòng sông Hoài huyền diệu và tuyệt vời nhất Hội An.
Điểm đến của 1001 góc check in siêu đẹp tại Hội An cùng các gian hàng món ăn trứ danh Hội An - xứ Quảng cùng nhiều món Âu - Á tinh tế và vô số hoạt động vui chơi, giải trí ấn tượng khiến ai cũng không muốn về...
Chi tiết tham khảo tại: https://kyuchoian.com/ giá vé từ 400.000VNĐ-1.000.000VNĐ.
Các làng nghề văn hóa lâu đời
Hội An với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII - cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Tại Hội An có đến 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo.
Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, mua bán. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay.
Làng rau Trà Quế
Làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 héc ta.
Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.
Làng đúc đồng Phước Kiều
Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng đất Quảng Nam. Làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Bảo Tàng Văn Hóa
Bảo tàng lịch sử văn hóa
Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ:
- Văn hóa Sa Huỳnh từ thế kỷ thứ 2 công nguyên đến thời kỳ văn hoá Chăm từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15.
- Văn hóa Đại Việt từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19.
Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ...
Minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.
Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm ... Từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.
Món ngon Hội An
- Mì Quảng Ngon
- Bánh Đập
- Bánh bao, bánh vạc
- Món chè bắp
- Cơm gà Bà Buội, Cô Nga
- Cao Lầu
Mua quà Hội An gì về làm quà?
Tại Hội An du khách có thể mua về làm quà bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai, tương ớt, lồng đèn, bánh dừa. Là những món quà yêu thích và ưa chuộng nhất tại nơi đây được du khách mua về làm quà biếu.
Lưu ý: Nội dung bài viết Cẩm nang đi du lịch Hội An thuộc bản quyền của Du lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).