Bình Phước là một tỉnh miền núi phía Tây, 1 trong 5 tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ. Đây được xem là cầu nối giữa Tây Nguyên và Campuchia.
Địa hình của Bình Phước cao ở phía Bắc và Đông Bắc, thấp dần xuống phía Nam và Đông Nam. Vùng đất này có địa hình bán bình nguyên xen lẫn gò đồi với đất đỏ bazan, 2 mùa mưa khô thích hợp cho canh tác các cây công nghiệp.
Vì thế, khi đến với tỉnh Bình Phước, ta rất dễ bắt gặp các rừng cao su, điều, hồ tiêu, cà phê xanh bạt ngàn trải dài trên các ngọn đồi trập trùng.
Ngược dòng lịch sử. Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỉ XX, thực dân Pháp chia Bình Phước thuộc Sài Gòn. Năm 1956, chế độ Việt Nam Cộng Hòa chia làm 2 tỉnh Phước Long và Bình Long.
Đến năm 1976, 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay được gộp thành tỉnh Sông Bé. Đến năm 1997 thì đổi tên như ngày nay.
Bình Phước có nhiều dân tộc khác nhau. Chiếm đa số là người Kinh, 17,9% dân số là dân tộc thiểu số, đa số là người Stiêng, người Hoa, người Tày, Nùng, Khmer…vì vậy, Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Stiêng như lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới của người Khmer.
Có thể bạn quan tâm: Làm sao để hết say tàu xe?
Các điểm du lịch tại Bình Phước
- Sóc Bom Bo
- Núi Bà Rá
- Hồ thác Mơ
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập …
- Thác số 4
- Thác Voi
- Thác Dakmai
- Thác Đứng
- Hồ Sóc Xiêm
- Giếng nước Lộc Ninh
- Chốt chặn Tàu Ô
- Rừng cao su Bù Đăng
- Vườn quốc gia Cát Tiên
Ẩm thực Bình Phước
Điều : Các món ăn như Gỏi trái điều. Biến tấu với trái điều Bình Phước nổi tiếng, món gỏi trái điều chắc chắn sẽ khiến bạn phải yêu từ lần thử đầu tiên. Hay điều rang muối, bánh tét hạt điều, bánh hạt điều.
Ve sầu sữa chiên giòn: món ăn làm từ con ve sầu được bắt vào mùa lột xác, sau đó được chiên trong chảo dầu đến khi chín vàng và béo ngậy
Đọt mây nướng: đọt mây là món ăn dân dã của người đồng bào S'Tiêng, đọt mây có hình dáng như bụt măng.
Lá nhíp: lá có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh. Món ăn lá nhíp xào tỏi, canh cua lá nhíp, lẩu lá nhíp…lá nhíp nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi rất thanh khiết.
Cơm lam Bình Phước: khác với cơm lam Tây Bắc, Cơm lam Bình Phước mềm, dẻo được nướng trong ống tre cho đến khi dậy mùi thơm, ăn cùng gà nướng hay heo nướng.
Canh thụt: món ăn truyền thống của người M'Nông chỉ dùng để thiết đãi khách quý. Món ăn nấu từ lá nhíp, lạc tiên, măng rừng, đọt mây, cùng các loại cá, cua, ốc và bỏ vào ống lồ ô để nấu.
Bánh canh cá lóc: bánh canh làm từ bột gạo mềm mướt, nước lèo hơi sệt vị đậm đà vừa miệng. Miếng cá lóc to thơm ngọt đến từng thớ thịt, nhúng kèm ít rau đắng .
Rượu cần: loại rượu đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Bình Phước, được ngâm từ men lá tự nhiên. Thức uống không thể thiếu của mọi gia đình.
Gợi ý dành cho bạn: Làm sao để giữ tiền an toàn khi đi du lịch?
Lễ hội văn hóa
Ngoài nhiều địa điểm du lịch tuyệt vời khác thu hút du khách. Bình Phước có sự đa dạng về dân tộc mà tiêu biểu là đồng bào S'tiêng với nền văn hóa đặc sắc về phong tục tập quán, lễ hội, đời sống…
Lễ hội cầu mưa nét văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng tổ chức ngày 16-2 (âm lịch) hằng năm.
Lễ hội miếu Bà Rá lễ hội tín ngưỡng dân gian, đây là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân, nơi đây cũng là chứng tích có từ thời Pháp xâm lược. Lễ hội diễn ra từ mùng 1 đến mùng 4 tháng 3 Âm lịch tổ chức các lễ thay y phục, tắm tượng Bà, lễ rước Bà về, lễ tế Bà, lễ tạ Bà.
Tết mừng lúa mới của người M’Nông: tết được tổ chức ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng giàng (trời), sau đó mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào trong bồ gọi là “rước lúa về nhà”. Sau khi ăn uống xong, mọi người nổi cồng chiêng, nhảy múa cho tới khuya, có khi tới sáng hôm sau
Lễ Tết Chôl Chnăm Thmây hay còn gọi là Lễ vào năm mới. Vì đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, tết này tất cả người dân Khmer phải đến chùa làm lễ.
Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới diễn ra vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong. Lễ hội được tổ chức để kết bạn giữa dòng họ này với dòng họ khác, giữa làng này với làng khác hoặc mừng chiến thắng, hay vừa thoát khỏi hoạn nạn.
Lễ hội quay đầu trâu của người Stiêng ở Bù Đăng còn là hình thức vay – trả ơn nghĩa với cộng đồng. Thông qua lễ hội, đồng bào S’tiêng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc anh em trong cùng dòng họ, hoặc giữa dòng họ này với dòng họ khác, làng này với làng kia.
Du lịch Bình Phước điểm đến thiên nhiên núi rừng, văn hóa đặc sắc của vùng đất Đông Nam Bộ.
Lưu ý: Nội dung bài viết Cẩm Nang Du Lịch Bình Phước thuộc bản quyền của Du lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).