Điều đầu tiên, tôi ấn tượng và kì thú vùng đất kinh đô Huế đó là sự bí ẩn của một vùng đất cổ, đậm chất uy nghi của một kinh đô xưa cũ hoa lệ, nét duyên dáng của một thành phố thấm đượm chất thơ và một màu tím buồn mang đậm chất Huế.
Cái đẹp của Huế có được là sự kết hợp giữa thiên nhiên với những cái đẹp của con người mang lại sự thư thái trong tâm hồn một nét thơ rất lạ. Huế nhẹ nhàng và êm ả, thơ mộng và trữ tình. Huế là cà một sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Nhưng khi chúng ta muốn khám phá vùng đất này bạn nên chọn thời điểm thích hợp, vì không dễ dàng hiểu được sự bí ẩn như thời tiết lại càng bí ẩn như không gian xứ cổ.
Có thể bạn quan tâm: Áo Bà Ba – trang phục mang đậm chất Tây nam bộ
Bởi mùa khô thường kéo dài từ tháng 03 đến tháng 08; trời nóng nực, tiết trờ oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35 – 40 độ C.
Từ tháng 08 đến tháng 11 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C.
Mùa xuân kéo dài từ tháng 01 đến tháng 02. Vì vậy, bạn nên chọn thời gian hợp lý về thời điểm khi đi du lịch Huế.
Ngoài ra thời điểm diễn ra Festival Huế; một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Vì thế nếu là 1 người đã từng đi, và ít nhiều biết đến Huế, thì đi vào dịp Festival hay không thì không quan trọng.
Gợi ý dành cho bạn: Áo dài tím - Trang Phục Truyền Thống Của Người Phụ Nữa Huế
Nếu là 1 người hoàn toàn xa lạ với Huế, thì có lẽ Festival là dịp hợp lý nhất. Vì không những bạn sẽ biết thêm được 1 Huế thơ mộng, mà sẽ còn tìm hiểu, khám phá được những nét văn hóa đặc thù nơi đây mà qua sách báo, tranh ảnh cũng không thể cảm nhận được tất cả.
Khi tới Huế, bạn có thể để đi khám phá nhiều điểm tham quan quanh thành phố. Những địa điểm du lịch không thể không bỏ qua khi đến Huế
1. Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi tại Huế. Tôi không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp của công trình từ ngàn đời xưa còn giữ lại, nơi ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình trên dòng Hương Giang duyên dáng. Cây phượng đỏ tán xòe nghiêng nghiêng bóng nước.
Tiếng chuông chùa ngân vang vọng cùng với khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say đắm biết bao lòng người xứ Huế, và du khách bốn phương.
Từ chân chùa Thiên Mụ nên xuôi thuyền rồng trên dòng Hương Giang êm ả, khói làm chiều màu tím, mơ màng tràn cà dòng sông.
2. Kinh Thành Huế
Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi trong chuyến du lịch đó chính là Kinh Thành Huế, nơi mà tôi đã từng ước ao một lần được đặt chân đến.
Kinh thành Huế khiến cho người ta cảm nhận đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng cũng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi.
Thưởng thức ẩm thực cung đình đậm đà vị xưa cùng trăm món ngon đặc sắc, dùng trà cung đình, ăn bánh ngon để bùi ngùi nhớ Huế vương vấn mãi trong lòng khi trở lại.
3. Lăng Khải Định
Lăng Khải Định một công trình kiến trúc giao thoa văn hóa Đông-Tây. Vào bên trong lăng, tôi thật sự choáng ngợp trước các điện tường phẳng, được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Sự đồ sộ của bức tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây.
Cả không gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc. Phòng sau của điện Khải Thành là chính tấm có đặt tượng vua Khải Định, mộ phần ở phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vi của vị vua đã quá cố.
Lăng Khải Định thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó góp phần làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế.
4. Ca Huế
Ca Huế một sắc thái riêng biệt của Huế đã làm xiêu lòng bao người, đã là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ. Đó cũng là nền tảng cho một nền ca nhạc Huế với dáng vẻ riêng biệt của nó, mà chỉ riêng ca Huế mới có.
Ca Huế chú trọng khai thác kỹ năng đàn và hát hơn là công việc hát những lời thơ trong hát ả đào.
Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà phải là người Huế ca. Ca Huế chỉ dành cho người Huế; một sắc thái của riêng Huế “không nơi nào có được” trong tính cách hài hoà của Huế.
5. Con Người Huế
Từ xưa đến nay, người phụ nữ Huế, từ các thiếu nữ cho đến các người vợ trong các gia đình đã được hấp thụ một nền giáo dục truyền thống.
Người phụ nữ Huế trung hậu, đảm đang, khéo tay hay làm, nấu ăn bằng tất cả sự khéo léo như gửi cả tâm hồn mình để làm bữa ăn hàng ngày cho chồng con hoặc để phục vụ trong lễ kỵ giỗ tổ tiên, hoặc để trổ tài nữ công gia chánh trong các dịp gia đình tiếp đãi khách.
6. Các Món Ăn Huế
Các món ăn ở Huế được chia làm hai loại: Món ăn Cung đình và món ăn Dân gian. Các món ăn Cung đình như: Yến sào, nem công, gân nai nấu nước gà hầm, hải sâm nấu tôm hùm, bào ngư hầm ngũ vị, cửu khổng hầm... đến những món đặc sản nổi tiếng, nhất là cơm hến, bún bò, bánh khoái, bánh bèo, nậm lọc, bánh ướt thịt nước...
Ngoài ra có hàng chục loại mắm và cũng ngần ấy loại muối. Về mắm có: mắm ruốc, mắm nêm, mắm tôm chua, mắm gạch cua, mắm cá ngừ, mắm cá nục, mắm cá cơm, mắm cá rò. Về muối có: muối sống, muối rang, muối hầm, muối ớt, muối tiêu, muối tiêu chanh, muối xả, muối đậu, muối dầu lá...
Thức ăn ở Huế rất rẻ, du khách đến Huế có thể thưởng thức các món ăn dân dã ở những nơi như: Bún bò, bánh bèo, nậm, lọc bánh khoái, bánh chưng, cơm hến Vĩ Dạ, bánh canh Nam Phổ, mè xửng Thiên Hương, tôm chua cô Ri ở chợ Đông Ba...
Huế vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời, nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương, và nhờ bàn tay khéo léo của con người chế biến, các món ăn Huế chẳng những ngon miệng, đẹp mắt. Món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn thể hiện một cách ứng xử của con người trong xã hội.
Huế một địa danh nổi tiếng về văn hoá ẩm thực nên cho dù Huế có hàng trăm món ăn thì mỗi món ăn Huế đều có phong vị riêng, gây ấn tượng cho nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Bạn hãy cứ đến vùng đất Cố đô là sẽ hiểu và thấy được những nét văn hoá đặc sắc này.
- Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).