TOP 10 THƯƠNG HIỆU LỮ HÀNH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trang chủ - Hotline

Cẩm nang đi du lịch Huế

Huế xứ sở của mộng mơ và những cung điệu thướt tha như lụa. Đến với du lịch Huế là trở về không gian cổ xưa, nơi kinh thành nhộn nhịp, món ăn đặc sắc nhất Việt Nam.

Không gian văn hóa, kiến trúc tổng hợp đa sắc màu. Không gian lễ hội và thơ ca độc nhất Việt Nam. Nơi cảnh đẹp thiên nhiên dịu dàng, không gian bình yên. Huế nơi cho bạn một chuyến đi thú vị nhất Việt Nam.

Thời điểm đến du lịch Huế lý tưởng là mùa hè và đầu thu hằng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Tuy thời tiết khá oi bức nhưng cảnh đẹp mùa thu xứ Huế duyên dáng và xinh đẹp không thua kém mùa thu Hà Nội.

Những Nét Nổi Bật Của Đời Sống Huế

Văn hóa Huế

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...

Kiến trúc

Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế.

Lễ nhạc cung đình

Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Vũ khúc cung đình

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sức, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng.

Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

Ca Huế

Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng.

  • Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng.
  • Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán.

Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn.

Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Nghệ thuật tuồng

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển.

Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.

Mỹ thuật, mỹ nghệ

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế.

Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương.

Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng.

Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc.

Lễ Hội

Tại Huế có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian.

- Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội".

- Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A NA na theo tín ngưỡng của người Chăm pa.

Lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng.

Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Festival Huế

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 và duy trì tổ chức 2 năm 1 lần. Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Các Địa Điểm Tham Quan Du Lịch Tại Huế

Chùa Thiên Mụ: Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ lọt giữa một không gian tĩnh lặng đầy hoa lá, phía sau là rừng thông reo vi vút. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế. Biểu tượng nổi tiếng nhất của chùa Thiên Mụ là tòa tháp Phước Duyên cao 7 tầng.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng: Đây là ngôi chùa thi pháp nằm trên núi có phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Để đến chùa, bạn sẽ đi qua những cánh đồng lúa chạy dài ven chân núi qua một khu rừng nhỏ gọi là “Vạn Tùng Sơn”.

Trong chùa có rất nhiều dòng thư pháp đề thơ trên đá với nét bút tài hoa của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, ngay cả nội quy và những lời căn dặn nhẹ nhàng dành cho khách viếng chùa cũng bằng thơ. Chùa rất đẹp với không gian đầy hoa lá, núi non, hồ hoa súng.

Suối khoáng Thanh Tân: Đây là khu du lịch suối nước nóng nằm ven núi, cách trung tâm TP khoảng 30km, có phong cảnh thiên nhiên khá đẹp.

Khu suối khoáng Thanh Tân có suối nước nóng, hồ nước nóng, hồ tạo mưa, hồ trượt, hồ massage, hồ sóng biển… và các dịch vụ massage hương liệu. Có dòng suối nước lạnh trong vắt nằm giữa núi rừng.

Cầu Trường Tiền Xưa & Nay - Cầu định mệnh của Huế.

Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 403m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương ở ngay giữa thành phố Huế thuộc

Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu.  Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang.

Cồn hến

Nổi lên giữa biển khơi là đảo. Còn dải đất bồi tụ mọc lên giữa lòng sông thì người đời lại quen gọi là cồn hay còn một tên gọi nữa là cù lao.

Cồn vì thế cũng là đảo, đảo nhỏ trên sông, nằm gọn gàng trong đất liền. Cũng vì đảo rộng lớn nên bằng mắt thường khó mà tường tận. Còn cồn, nó trọn vẹn, gần gũi đến lạ lùng trong tầm mắt.

Đại nội Huế

Đại Nội Huế là một quần thể di tích văn hoá được công nhận là di tích văn hoá thế giới. Quần thế Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được bao bọc bởi khu vực Kinh thành. Đại nội Huế dấu ấn văn hóa lẫn kiến trúc độc đáo mà du khách không thể bỏ lỡ khi tới cố đô.

Không gian Đại Nội Huế được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế, từng đường nét, cách thức trang trí đều làm toát lên vẻ trang trọng, tinh xảo. Ghi lại dấu ấn Triều Nguyễn; triều đại nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài ra Huế còn có nhiều điểm đến tham quan và du lịch khác như  Biển Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã,  Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, suối nước khoáng Mỹ An, Đèo Hải Vân,

Các Lăng Tẩm Nổi Tiếng

 - Lăng Gia Long

Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần núi Thiên Thọ gồm 42 đồi, núi lớn, nhỏ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

 Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 nghìn mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, hai bên tả hữu mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”.

Trong khuôn viên, trước mặt lăng có hồ bán nguyệt, sau hồ là sân chầu, tiếp đến là sân tế chia làm 6 bậc cao dần, cuối cùng là Bửu Thành, nơi đặt mộ phần của vua và hoàng hậu.

Thời khắc tham quan lăng đẹp nhất là vào buổi chiều, khi hoàng hôn lấp lánh trên các hồ nước, những tán lá thông đang khẽ đưa theo gió soi bóng xuống mặt hồ.

Vẻ đẹp u tịch của thiên nhiên hòa với nét uy nghi của đồi núi, kiến trúc trong lăng khiến con người cảm thấy nhỏ bé, chơi vơi.

- Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8 km.

Đây là lăng có thời gian xây dựng ngắn nhất (hoàn tất trong 10 tháng) trong số 7 lăng của các vua Nguyễn và cũng là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc.

Lăng Thiệu Trị cũng không xây dựng La Thành (bức tường bao quanh bảo vệ) như lăng Gia Long hay dựa vào thế núi đồi tạo nên một La Thành tự nhiên như Minh Mạng, La Thành của lăng là những đồng lúa, vườn cây xanh rờn, mang đến cho khu lăng vẻ thanh thoát, yên bình.

- Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mạn của vị vua thi sĩ này.

Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn với tiếng nước chảy, hồ nước thơ mộng, hàng thông xanh ngát.

Thậm chí ở đây còn xây dựng cả nhà hát và nơi ở của các phi tần mĩ nữ.Tại lăng Tự Đức có tấm bia đá lớn khắc bài “Khiêm Cung kí” dài 4.935 chữ do vua Tự Đức soạn thảo để tự nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình.

- Lăng Đồng Khánh

Được xây dựng qua 4 đời vua và kéo dài từ năm 1888 - năm 1923, lăng vừa mang lối kiến trúc phong kiến cổ điển vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.

Sự phân tầng này thể hiện rõ ở khu tẩm điện với lối kiến trúc “Trùng Thiềm Điệp Ốc” (Nhà có nhiều bộ mái nối tiếp nhau).

Chính điện và các nhà cửa phụ vẫn còn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với trang trí tứ linh, tứ qúy...

Song trong Ðiện Ngưng Hy, đã xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và những phù điêu bằng đất nung với các trang trí rất dân dã như - - - Lăng Dục Đức

xây dựng vào năm 1889. Lăng là nơi an táng các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.Lăng Dục Đức rộng khoảng 1 ha, gồm khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau.

Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy. 

Bên trong lăng không có Bi Đình hay tượng đá như các lăng vua khác, thay vào đó là kiểu nhà Huynh Ốc.

Đáng chú ý là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” nghĩa là “vui” đắp bằng sành sứ gây nhiều tò mò và thắc mắc cho các nhà sử học cũng như du khách.

Ngoài là nơi an nghỉ của 3 vị vua, lăng còn có hơn 39 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).

- Lăng Khải Định

Trong số các lăng triều Nguyễn, lăng Khải Định hay còn gọi Ứng Lăng là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây.

Đây là nơi yên nghỉ của vua Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê),

Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng lăng được xây dựng tỉ mỉ, kỳ công nên tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí hơn các lăng khác (từ năm 1920 - 1930).

Điểm nổi bật của lăng Khải Định là sự pha trộn giữa nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique…

Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Chuẩn bị cho chuyến đi thăm Huế thật tinh tế và hiểu rõ hơn những vẻ đẹp kiêu hãnh đất cố đô. Hãy đọc những ngay cẩm nang du lich Huế để chuyến đi của bạn thêm ấn tượng khi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất kinh thành.

Du lịch Intour đồng hành cùng du khách trên khắp nẻo đường Việt Nam.

Lưu ý: Nội dung bài viết Cẩm nang đi du lịch Huế | Đi Huế cần biết | Đi Huế tham quan gì? thuộc bản quyền của Công Ty TNHH Du Lịch INTOUR. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR. (Hình ảnh sưu tầm từ website. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Cẩm nang đi du lịch Huế

Gửi đánh giá của bạn

Bài viết nổi bật

Chợ Nổi Bốn Miền Thái Lan

Chợ Nổi Bốn Miền Thái Lan là một trong những điểm đến hấp dẫn, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn quốc tế đến đây tham quan và du lịch. Nơi đây nổi bật với không khí sôi động, cảnh quan đẹp và nền văn hóa phong phú, mang đến trải nghiệm độc đáo về đời sống của người dân địa phương. Hãy cùng INTOUR khám phá vẻ đẹp của khu chợ này nhé!

Bảo Tàng Quốc Gia Chiang Mai Thái Lan

Bảo Tàng Quốc Gia Chiang Mai là bảo tàng lâu đời nhất trong khu vực, mang đến không khí yên tĩnh hơn so với Trung tâm Lịch sử mới mở ở trung tâm thành phố. Khi đến thăm, du khách sẽ có cơ hội khám phá sâu sắc văn hóa và lịch sử của Thái Lan.

Trân Bảo Phật Sơn Thái Lan

Trân Bảo Phật Sơn là một ngọn núi nổi tiếng với bức tượng Phật khổng lồ được phủ vàng. Đây không chỉ là điểm đến của những người hành hương từ khắp nơi mà còn là chốn bình yên cho mọi du khách. Địa danh này hòa quyện vẻ đẹp tự nhiên với các yếu tố tâm linh, tạo nên một không gian thanh tịnh.

Show Tạp Kỹ Thời Trang Thái Lan

Show Tạp Kỹ Thời Trang tại Thái Lan là một sự kiện biểu diễn độc đáo kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và kỹ thuật trình diễn. Đây là một trong những show diễn nổi bật nhất trong ngành giải trí ở khu vực, thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương mỗi năm nhờ vào sự sáng tạo và chất lượng của các màn trình diễn.

Ngôi Đền Chân Lý Pattaya Thái Lan

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình lạc vào một thế giới cổ tích, nơi mà những thanh gỗ thô được chạm khắc vô cùng tinh xảo như đang kể cho bạn những câu chuyện huyền bí? Hãy đến với Ngôi Đền Chân Lý ở Pattaya, Thái Lan, nơi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Quần Đảo Similan Phang Nga Thái Lan

Thái Lan không chỉ được ấn tượng bởi văn hoá du lịch tâm linh mà bên cạnh đó nơi đây còn sở hữu những bãi biển đẹp nên thơ và một trong những địa điểm tham quan du lịch biển mà du khách nhất định không thể bỏ quan chính là Quần Đảo Similan.

INTOUR đơn vị tổ chức các tour du lịch trong nước và tour quốc tế. Dịch vụ Visa – Vé máy bay Nhanh chóng & Uy tín Cho Thuê xe Du lịch từ 16-29-35-45 chỗ.

Địa chỉ: 106 Đường số 1 KDC Cityland, P. 7, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 084 72 72 772

Điện thoại: 028. 39 89 99 89

Email: [email protected] - [email protected]

Số đăng ký kinh doanh: 0305659559 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp ngày 21/04/2008

Số giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế: 79-1012/2019/TCDL-GP LHQT.

Thứ 2 - 6: 8h – 12h00 ; 1h15 – 5h15 | Thứ 7: 8h – 12h00

Trụ Sở Tại Châu Đốc

219 Hoàng Diệu, khóm Châu Long 4, phường Châu Phú B, Tp. Châu Đốc

Hotline: 0918 619 996

Email: [email protected]

Trụ Sở Tại Hà Nội

Tầng 3 số 26 ngõ 172 Phú Diễn -Bắc Từ Liêm -Hà Nội

Hotline: 028. 39 89 99 89

Email: [email protected]

 

 

 

Chấp nhận thanh toán

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO