Nhà ga Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố phố Đà Lạt không quá xa khoảng 3km theo hướng đi về công viên Yersin, đây là một nhà ga cổ nhất Việt Nam có kiến trúc khá rất đặc biệt, ga xe lửa Đà Lạt được xây dựng hơn 80 năm trước với thiết kế đặc thù cho việc leo núi đồi dốc - đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới, do nhà kiến trúc sư Revéron thiết kế với hình thức kiến trúc Anglo - normand mới và chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của kiến trúc hiện đại.
Nhà ga xe lửa được khởi công xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành vào năm 1938, đây là lần đầu tiên người ta đưa yếu tố mỹ thuật về kiến trúc và công trình vào việc xây dựng một công trình có tính mỹ thuật cao.
Nhà ga xe lửa Đà Lạt toạ lạc ở số 01 Quang Trung, P.10, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng, lượng khách đến đây tham qua du lịch mỗi ngày khá đông, nếu bạn đang có ý định du lịch Đà Lạt thì đừng quên ghé thăm nhà ga xe lửa cổ với đường sắt răng cửa tại Đà Lạt nhé
Kiến Trúc Nhà Ga Đà Lạt
Nhà ga cổ Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5, chiều ngang là 11,4m và có chiều cao 11 m với mô hình kiến trúc giống như nhà ga của các tỉnh miền ở nước Pháp với mái trên có hình vòm uốn cong.
Nếu nhìn từ phía trước nhìn sang ngang theo hướng mái nhà có 3 mái nhọn nhô ra ở phía chân nhưng theo phương thẳng đứng, còn từ phía trước mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác như sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp với kiến trúc phương tây kết hợp với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Các giai đoạn thi công toàn tuyến nhà ga cổ nhất Đông Dương này:
- Nhà ga bắt đầu xây dựng từ 1893 đến 1913
- Đoạn đầu tiên Từ Tháp Chàm thuộc Ninh Thuận ngày nay đến Tân Kỳ, 41 km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- Giai đoạn 2 từ năm 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha
- Giai đoạn 3: 1928 từ Sông Pha đến Eo Gió
- Giai đoạn 4: 1929 từ Eo Gió đến Đơn Dương
- Giai đoạn 5: 1930 từ Đơn Dương đến Trạm Hành
- Giai đoạn cuối: 1933 từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Sau khi hoàn thành thì ngày đó có 3 chuyến đi Đà Lạt được lăn bánh hàng ngày đó là:
- Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang
- Tháp Chàm – Đà Lạt – Sài Gòn
- Tháp Chàm – Đà Lạt
Đường Đến Nhà Ga Đà Lạt
Nhiều người cứ lầm tưởng ga Đà Lạt nằm ở cách xa thành phố nhưng không, nó lại nằm cách trung tâm Đà Lạt chỉ 2,5km tại địa chỉ tại số 1 đường Quang Trung thuộc phường 10 thành phố Đà Lạt.
Đường đi:
Cũng giống các địa điểm du lịch Đà Lạt khác nằm ở gần trung tâm thì việc đi đến nhà ga cổ này khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn sau:
Từ chợ Đà Lạt bạn đi theo các con đường sau là tới.
- Đi qua cầu Ông Đạo => đường Trần Quốc Toản hướng ra Quảng Trường Lâm Viên
- Tới đường Yersin => Đường Nguyễn Trãi => đường Quang Trung là tới.
Nếu như bạn đi xe khách Thành Bưởi và lưu trú ở Đà Lạt khu vực gần đấy thì đi theo bản đồ bên dưới, được tính từ bến xe Thành Bưởi bạn nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những nhà xe đi Đà Lạt để lựa chọn cho mình một nhà xe uy tín và có điểm trả khách gần với Nhà Ga Đà Lạt nếu bạn muốn tham quan nơi đây trước tiên nhé
Đường Xe Lửa Răng Cưa
Ga Xe Lửa Đà Lạt hiện nay là một trong hai di tích cấp quốc gia. Được nhà nước công nhận cần được giữ gìn và bảo tồn. Là nhà Ga cổ kính nhất Đông Dương hiện nay chỉ có tại việt nam.
Tổng chiều dài của tuyến đường sắt dài 84 km và xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray đầu máy răng cưa dài 16 km.
Khi đến đây không mấy ai chú ý đến một điều rằng, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường ray xe lửa răng cưa độc đáo và hiếm có vì trên toàn thế giới chỉ có hai đất nước duy nhất có đường ray xe lửa răng cưa đó là Việt Nam và Thuỵ Điển.
Hệ thống xe lửa loại này có thêm một đường ray ở chính giữa đó là răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tàu kéo cũng có răng được chế tạo đặc biệt mà không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, dùng để kéo đoàn tàu lên dốc và giữ cho không bị tuột nhanh khi xuống dốc với 3 đội tàu: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt, Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều lăn bánh.
Đến năm 1972 do ảnh hưởng của chiến tranh nên tuyến đường sắt bị ngừng hoạt động, từ đó đường sắt răng cưa Đà Lạt đã bị gỡ bỏ trong sự tiếc nuối của bao nhiêu người.
Sau 1975, đường sắt Đà Lạt - Phan Rang được khôi phục một thời gian ngắn trước khi bị phá dỡ hoàn toàn giữa thập niên 1980.
Sau đó ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam, đề xuất của họ đã được chấp thuận và kế hoạch "hồi hương" đầu máy được tiến hành năm 1990.
Bây giờ người ta biết đến Đà Lạt với một nhà ga đẹp bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc xây cất kiểu Ảt- Deco - một kiểu kiến trúc rất được ưa chuộng ở Châu Âu và thế giới vào thế kỷ từ 20.
Ngày nay tuyến đường sắt chỉ chạy đến ga Trại mát rồi quay về và trở thành điểm du lịch Đà Lạt hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Một chút thông tin phụ thêm cho mọi người được rõ hơn về đường ray xe lửa răng cưa là gì?
Để đoàn tàu lên xuống an toàn trên cao nguyên Langbiang với độ dốc lớn, ray sắt phải làm 3 đường song song, ở giữa là đường ray thiết kế có răng cưa.
Ngay cả đầu máy xe lửa cũng phải có thêm bánh răng để khi tàu đến gần răng cưa, lái tàu sẽ giảm tốc độ và khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu móc vào đường ray răng cưa, khóa hệ thống bánh răng, hệ thống hãm trục bánh răng cưa để tàu bám vào ray leo và xuống dốc.
Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng.
Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa nầy có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng.
Hệ thống vận hành răng cưa Winterthur bao gồm 2 bộ phận cơ khí vận chuyễn sức kéo biệt lập: một bộ vận hành sức kéo đường mặt bằng và một cho đường răng cưa.
Trục bánh kéo đường mặt bằng được vận hành bởi 2 xy-lanh áp suất cao(đường kính nhỏ). Trục bánh răng cưa vận hành bỡi 2 xy lanh áp suất thấp(đường kính lớn).
Khi kéo trên đường răng cưa, đầu kéo vận hành cả hai bộ phận cơ khí, hơi nước ép vào xy-lanh áp suất cao được thải qua các xy-lanh áp suất thấp để vận hành bộ trục bánh răng cưa.
Tốc độ trên đường bằng 35km/giờ tuột xuống còn 15km/giờ trên đường răng cưa. Cũng có hệ thống hãm trục bánh răng cưa.
Người ta hãm các bánh xe răng cưa với những bánh răng cơ khí ghép vào hai bên bánh răng cưa nối liền với hệ thống truyền động. Ngày nay người ta dùng hệ thống phanh bằng bố thắng tương tự như bộ phận phanh hảm của xe mô-tô và ô-tô.
Sức kéo tối đa của tàu cũng chỉ ở mức không quá 65 tấn khi lên dốc và 55 tấn khi xuống dốc. Công suất của đầu kéo là 75 tấn.
Qua những đoạn đường răng cưa, người lái tàu rất vất vả và phải tập trung cao độ, bởi chỉ cần chút sơ suất nhỏ cũng gặp nguy hiểm. Đến giờ, nhiều người vẫn không quên vụ tai nạn kinh hoàng năm 1940, tại Km 40+800 đến Km 42. Lúc đó, đoàn tàu đang xuống dốc thì bị trật ray lao xuống vực, làm 30 quan chức và học sinh người Pháp thiệt mạng.
Giá Vé Tham Quan Nhà Ga Đà Lạt
Vé vào ga Đà Lạt hiện nay là 10.000đ/người. Là một khoản chi phí tham quan quá là thấp phải không nào. Với khoản phí thu này để nhà ga Đà Lạt tu sử, bảo trì các công trình phục vụ khách tham quan.
Quý khách muốn mua vé ga Đà Lạt thì mua vé trực tiếp tại nhà ga Đà Lạt, trẻ em dưới 1m miễn phí vé. Giá không thay đổi vào mùa lể tết.
Ga Đà Lạt giờ mở cửa.
Du lịch Đà Lạt trọn gói đến với ga Đà Lạt thì giờ mở cửa sẽ là 7 giờ sáng và không đón khách tham qua sau 17 giờ. Nên các bạn chú ý không đến muộn sau 17 giờ, để đến rồi lại phải về.
Thời gia tham quan tốt nhất trong ngày là khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ sáng.Lúc này thì thời tiết dể chịu, không quá lạnh và trời không quá nắng nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái cho chuyến tham quan.
Giá Vé Đi Xe Lửa Tại Ga Đà Lạt
Nhiều người cứ tưởng Ga Đà Lạt ngày nay không còn hoạt động. Cũng đúng đó là nó không còn đi tới bất cứ nhà ga nào khác của Việt Nam. Mà chỉ hoạt động một đoạn ngắn khoảng 7km phục vụ khách du lịch Đà Lạt.
Trong 1 ngày sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ Đà Lạt đi Trại Mát
- Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15
- Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20
- Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25
- Chuyến thứ 4: 14h => 15h30
- Chuyến cuối: 16h5=> 17h35
Giá vé ga Đà Lạt đi Trại Mát
Giá vé ga Đà Lạt Trại Mát đối với khách việt nam
Giá vé tham quan nhà ga Đà Lạt rất rẻ chỉ với 5.000đ/người. Còn nếu quý khách nào muốn mua vé tàu ga lửa xuống trại mát. Để tham quan chùa Linh Phước thì phải đặt vé tại toa. Giá vé này được niêm yết và không thay đổi vào các ngày lễ hay tết.
Đối với trẻ em dưới 1 mét thì được nhà ga miễn phí vé khi lên tàu. Đối vời khách Việt Nam thì giá vé khứ hồi là 108.000đ/người đến 150.000đ/người. Với vé một chiều là 72.000đ/người.
Giá vé tàu Đà Lạt Trại Mát đối với người nước ngoài
Giá vé nha ga áp dụng cho du khách nước ngoài. Thường mắc hơn khách nội địa. Giá vé đối với khách nước ngoài là 170.000 đồng/ người cho vé khứ hồi. Đối với những khách mua vé một chiều có giá là 150.000 đồng.
Du khách lưu ý đối với đoàn khách 10 người trở lên mới được áp dụng vé một chiều. Ngoài ra khu du lịch nhà ga Đà Lạt còn hỗ trợ cho khách đoàn đông.
Đối với vé 1 chiều chỉ áp dụng cho đoàn 10 người trở lên, bạn nên gọi số điện thoại của ga để biết thêm chi tiết.
Vì chỉ hoạt động duy nhất trên một tuyến đường. Nhằm mục đích du lịch cho nên tàu chạy rất chậm. Để cho du khách có thể cảm nhận được hết vẽ đẹp của Đà Lạt ngồi trên Tàu bạn có thể ngắm cảnh tuyệt đẹp nhất là vào mùa hoa dã quỳ nở và hoa anh đào tàu chạy nhẹ nhàng và rất êm, khi đến ga tàu ở Trại Mát quý khách có thể ham quan thêm chùa mảnh chai
Lưu ý: Nhà ga Đà Lạt chỉ hoạt động trên một tuyến đường duy nhất. Đó chính là tuyến đường từ Đà Lạt đến Trại mát. Ngoài ra du khách có thể đến Trại Mát bằng đường bộ.
Thông tin liên hệ
Điện Thoại : Nếu có gì thắc mắc về nhà Ga , Quý khách có thể liên hệ 02633834409.
Quán Cà Phê Trong Ga Xe Lửa Cổ Nhất Đông Dương Ở Đà Lạt
Du khách như được quay về quá khứ khi thưởng thức tách cà phê ngon trong không gian xưa cũ. Giờ đây, bạn còn được dịp thưởng thức ly cà phê trong không gian có một không hai ở Đà Lạt.
Quán tận dụng một phần diện tích của nhà ga làm không gian cà phê phục vụ thực khách. Ngoài bàn ghế gỗ có sẵn, quán còn sắp đặt thêm bàn ghế nhựa.
Chú Hải Bình, một người sống lâu năm ở Đà Lạt, chia sẻ, từ lúc quán đi vào hoạt động, khi có thời gian rảnh chú đều ghé qua. "Nhất là những buổi chiều khi du khách còn thưa, ngồi ở đây rất hay", chú Bình nói.
Mỗi quán cà phê ở Đà Lạt đều có một nét riêng. Nếu như quán Tùng mang lại cho thực khách một chút lãng mạn của người nghệ sĩ, hoặc Bicycle Up là nơi chứa đựng hàng trăm món vật dụng cũ kỹ, thì không gian này sẽ khiến bạn như được sống lại quá khứ.
Khách sẽ gọi món ở quầy phục vụ - từng là nơi điều hành ga. Thực đơn cũng không cầu kỳ, chủ yếu phục vụ cà phê đen, cà phê sữa và một số loại nước giải khát thông thường, giá dao động từ 20.000 đồng.
Một góc nhỏ được dùng làm nơi bày trí các sản phẩm cà phê, quy trình xay cà phê cho khách tham quan.
Cà phê ở đây được chọn lọc cẩn thận, chủ yếu lấy từ Cầu Đất. Sau khi chế biến, hạt hoặc bột được phân loại và đóng gói cẩn thận để du khách có thể dễ dàng vận chuyển.
Nhiều du khách nước ngoài rất thích thú chụp ảnh khi biết nơi đây đã trải qua gần trăm năm.
Quán mở cửa từ sáng sớm đến khoảng 19h mỗi ngày.
Những Địa Điểm Tham Quan Gần Nhà Ga
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số địa điểm du lịch gần kề nhà ga. Du khách có thể tham khảo dưới đây. Chọn cho mình thêm một địa điểm tham quan lý tưởng nhất tại Đà Lạt nhé.
Những địa điểm mà chúng tôi đề cập ở dưới đây. Du khách có thể chọn đi trong một ngày. Hoặc lượt bớt đi những địa điểm bạn không không thích hay đã đi rồi.
- Quãng trường Lâm Viên Đà Lạt
- Hồ Xuân Hương
- Hồ Than Thở
- Làng Hoa Thái Phiên
- Quán caphe Túi Mơ To
- Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt
- Trường đại học Đà Lạt
- Chùa Linh Phước Đà Lạt
- Vườn hoa Cẩm tú cầu
- Trại Mát
- Đồi chè cầu đất Đà Lạt
- Đà Lạt View
- F Caphe
Những Homestay Gần Với Nhà Ga Đà Lạt
- Oriana Villa Đà Lạt
- Mayli Homestay
- Nhà Mình Homestay
Và còn nhiều homestay khác cũng chung khu vực phường nữa nhé nếu bạn không có ý định ở homestay thì hãy tham khảo thêm bài viết: TOP Những Khách Sạn Gần Trung Tâm Đà Lạt Bạn Nên Đặt
Lưu ý - Nội dung bài viết về Nhà Ga Xe Lửa Cổ Nhất Tại Thanh Phố Đà Lạt thuộc bản quyền của Tour du lịch trong nước, Tour du lịch nước ngoài, Làm visa, Vé máy bay | intour.com.vn.
Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại INTOUR (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).