Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, đô thị loại 1 trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đà Nẵng từng có những tên gọi khác là Cửa Hàn; vì nằm ở cửa sông Hàn.
- Tên gọi "Đà Nẵng" ngày nay là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nước rộng lớn. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già. Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông.
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km²; trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km². Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
- Cực Bắc và cực Tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
- Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
- Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
Địa hình Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Khí hậu Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô cũng là thời điểm du lịch Đà Nẵng sôi nổi nhất từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Du Lịch Đà Nẵng
Những Cây Cầu Của Thành Phố
- Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam; dài 1.850m bắc qua eo biển. Chiếc cầu xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng. Cây cầu thể hiện hình dáng của một cánh chim đang vươn cao đôi cánh, tượng trưng cho sự trỗi dậy vươn mình ra biển lớn của một thành phố năng động và giàu tiềm năng.
- Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
- Cầu Nguyễn Văn Trỗi trước đây không có tên, đây là cây cầu dã chiến được quân đội Mỹ xây dựng năm 1968, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ dùng để phục vụ cho việc chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào thị xã Đà Nẵng. là chiếc cầu có khả năng nâng cao thêm 3,5m để tàu thuyền qua sông thuận lợi nhất.
- Cầu Trần Thị Lý là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn. Thời Pháp thuộc, cầu được gọi là de Lattre de Tassigny. Trước năm 1975, cầu có tên là cầu Trịnh Minh Thế, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu.
- Cầu Rồng bắc qua sông Hàn đã được khởi công, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Cầu Rồng mô phỏng hình con rồng mạnh mẽ vươn ra biển.
- Cầu Vàng biểu tượng của du lịch Đà Nẵng, Cầu vàng nằm trên đỉnh Bà Nà Hill. Cầu Vàng là chiếc cầu thiết kế duy nhất, độc đáo nhất thế giới nằm ở đồ cao gần 1500m. Từ trên cầu du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và khu núi Bà Nà.
Các Điểm Du Lịch Nổi Tiếng
- Bà Nà Hill
- Vòng quay Sun World
- Asia Park
- Bảo tàng 3D Trick Eye
- Suối khoáng Thần Tài
- Làng bích họa Tam Thanh
- Vinpearl Nam Hội An
- Ký Ức Hội An Show
- Công viên văn hóa Ấn Tượng Hội An
- Nhất Lâm Thủy Trang Trà
- Cù Lao Chàm
- Rừng dừa Bảy Mẫu
- Cầu tình yêu
- Cá chép hóa rồng
- Chùa Linh Ứng
- Chùa Ngũ Hành Sơn
- Hải Đăng Tiên Sa
Các bãi biển nổi tiếng
- Bãi biển Mỹ Khê
- Bãi biển Non Nước
- Bãi tắm Tiên Sa
- Bãi tắm Nam Ô
- Bãi biển Làng Vân
- Ghềnh Bàng
- Bãi đá Obama
- Bán đảo Sơn Trà
Bảo tàng văn hóa Đà Nẵng
- Bảo tàng Đồng Đình
- Bảo tàng điêu khắc Chăm
- Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
- Nhà trưng bày Hoàng Sa Đà Nẵng
- Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đà Nẵng
Làng nghề truyền thống Đà Nẵng
- Làng đá mỹ nghệ Non Nước
- Làng chiếu Cẩm Nê
- Làng nước mắm Nam Ô
Di Chuyển thế nào ở Đà Nẵng?
- Xuất phát từ TP.HCM và Hà Nội du khách đi tour Đà Nẵng có thể di chuyển bằng máy bay, xe lửa, xe khách.
- Giá vé xe từ 300k đến 1 triệu đồng/vé. Tùy theo chuyến xe và chất lượng thời gian di chuyển khoảng 20 tiếng.
- Giá vé máy bay khứ hồi từ 1,5 đến 3 triệu tùy theo hang và thời điểm bay. Nhưng các bạn nên mua trước giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Các Món Ăn Đặc Trưng Của Đà Nẵng
Mì Quảng
- Quán Mì Quảng Thi: 251 Hoàng Diệu, quận Hải Châu
- Mì Quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu
- Mì Quảng Bà Vị: 166 Lê Đình Dương, quận Hải Châu
Bún bò
- Quán Bà Diệu tại 17 Trần Tống
- Quán Bà Thuỷ tại 10 Lý Tự Trọng
Bún thịt nướng
- Bún mắm Bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn
Bánh tráng kẹp
- Bánh tráng kẹp Dì Hoa: 62/2A Núi Thành, quận Hải Châu
- Bánh tráng kẹp kiệt Trần Kế Xương: 9/3 Đoàn Thị Điểm, quận Hải Châu
- Bánh tráng kẹp Dì Hoàng: K142/46/09 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê
Hải sản, ốc
- Hải sản bà Thôi: 98, 100, 102 Lê Đình Dương, quận Hải Châu hoặc KDC Mở Rộng 2, đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà
- Quán Lộng Gió: Lô 5 – 6 – 7 Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà
- Cua Biển Quán: Lô 10, Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà
Gỏi cá Nam Ô
- Quán Gỏi Nam Ô: 972 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu
- Quán Gỏi Cá Thanh Hương – 1029 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu
Chè xoa xoa hạt lựu
- Xoa xoa hạt lựu O Châm Chợ Cồn: 187 Hải Phòng, quận Thanh Khê
- Chè xoa xoa Trần Bình Trọng; 46 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu
- Chè xoa xoa Phan Thanh: 111 Phan Thanh, quận Thanh Khê
Đặc Sản Quà Tặng Đà Nẵng
- Cá khô bò rim cay
- Mực một nắng
- Khô nai
- Bánh khô mè
- Bánh đường nướng
- Ghẹ sữa ram
- Chả bò
Đà Nẵng nơi vẻ đẹp thiên nhiên vùng biền, vùng núi kết hợp với nét đẹp văn hóa, làng nghề và những công trình sáng tạo độc đáo đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách