Nha Trang là một thành phố nằm ven biển ngoài trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, Nha Trang còn là thành phố du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
Xưa kia Nha Trang thuộc về Chiêm Thành sau này mới trở thành phần một phần đất của Việt Nam chính vì thế các di tích của người Chăm vẫn còn tại rất nhiều nơi ở Nha Trang.
Ngày 22/4/2019 Thủ Tướng Chỉnh Phủ Việt Nam công nhận Nha Trang là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Thành phố du lịch Nha Trang được mệnh danh với một cái tên khá sang đó là hòn ngọc của biển Đông một Viên ngọc xanh sáng giá của biển Việt Nam
Vị trí Địa lý
- Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2.
- Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa.
- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm.
- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Tổng Quan Chung
Địa Hình
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình:
- Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km², chiếm 32,33 % diện tích toàn thành phố.
- Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3⁰ đến 15⁰ chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích.
- Vùng núi có địa hình dốc trên 15⁰ phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.
Gợi ý dành cho bạn: Cẩm nang du lịch Nha Trang mới nhất
Đồng bằng Diên Khánh
Đồng bằng Diên Khánh vùng đồng bằng được bồi đắp bởi sông Cái Nha Trang. Nơi đây có diện tích gần 300 km². Đất Diên Khánh xa xưa hơn là thành cổ Diên Khánh, sau đó là trung tâm của phủ Diên Khánh, sau năm 1945 tỉnh lỵ của Khánh Hòa mới chuyển về thành phố Nha Trang.
Địa hình đồng bằng bị phân hóa mạnh:
- Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m.
- Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
Thủy Văn
Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.
Sông Cái Nha Trang có chiều dài 75km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân).
Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện lân cận.
Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé.
Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9km và nhánh phía Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6km.
Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.
Có thể bạn quan tâm: Những món ăn ngon tại Nha Trang
Khí hậu
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3⁰C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài.
Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.
So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C - 26⁰C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.
Hành Chính Và Dân cư
Hiện tại Nha Trang hiện có 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 393.218 người (số liệu 31/12/2010).
Dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%.
Về tỉ lệ giới tính, nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5%.
Tuy nhiên theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi; thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 người. Bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động tạm trú thường xuyên, tạm trú vãng lai...nhưng không tính khách du lịch.
Mật độ phân bố dân cư trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành.
Khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập có mật độ dân cư rất cao với gần 30000 người/km².
Tuy nhiên một số xã như Vĩnh Lương, Phước Đồng với địa hình chủ yếu là núi cao có mật độ dân số thấp, chỉ vào khoảng 320-370 người/km2.
Gợi ý dành cho bạn: Đi Nha Trang nên mua gì về làm quà
Quá Trình Phát Triển
Trước thời kì 1945
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Từ nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chính, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang.
Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chính, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).
Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune).
Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
Gợi ý dành cho bạn: Khu du lịch và tắm bùn khoáng Trăm Trứng Nha Trang
Nha Trang Sau 1945 - 1975
Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang thuộc tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2;
Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp.
Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.
Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải.
Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.
Nha Trang từ 1975 đến nay
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang.
Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.
Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay).
Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang.
Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại I.
Có thể bạn chưa biết: Vùng Đất Tứ Thủy Triều Quy - Tứ Thú Tụ
Điều Kiện Để Nha Trang Phát Triển Du Lịch
Từ thời kỳ bắt đầu khai hóa Nha Trang đến nay, vùng đất này đã xây dựng đầy đủ đến hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nâng cao tiến trình xây dựng mọi mặt đời sống xã hội.
Đào tạo và giáo dục
Tại Nha Trang các trường Đại học ra đời, Học viện, Viện nghiên cứu, các trường Cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tương đối đồng bộ. Đào tạo nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, nguồn lao động tại chỗ đáp ứng đầy đủ nhân lực cho nền kinh tế.
Giao thông vận tải
Đường bộ
Đến năm 2012, thành phố có trên 898 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài là 115,64 km; đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài 41,377 km; đường liên xã có 11 tuyến với tổng chiều dài 29,47 km; đường hẻm nội thành 619 tuyến, tổng chiều dài 174 km.
Để kết nối với các địa phương khác, Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn thành phố dài 14,91 km và Quốc lộ 1C nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A, có chiều dài 15,08 km.
Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường Võ Nguyên Giáp nối Nha Trang với đường 723 (nay là Quốc lộ 27C) đến thành phố Đà Lạt.
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Đến thời điểm năm 2012, sân bay này đã đạt lượng khách thông qua 1 triệu lượt/năm và 4.858.362 lượt khách vào năm 2016 và 8,5 triệu lượt khách năm 2018.
Đây là sân bay duy nhất tại Việt Nam có số lượng khách quốc tế cao hơn khách nội địa, năm 2018 có lượng khách quốc tế chiếm đến 70% tổng lượng khách thông qua Sân bay này đứng thứ 4 tại Việt Nam.
Đường sắt
Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài đường sắt đi ngang qua thành phố là 25km thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam.
Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang.
Đường thủy
Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Trong đó cảng Nha trang là một cảng biển tương đối lớn nằm trong vịnh Nha Trang với độ sâu trước bến -11,8m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn đến 20.000 DWT và tàu khách du lịch cỡ lớn.
Cảng được sử dụng như một cảng đa chức năng phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả khu vực Nam Trung Bộ.
Xem thêm: Những địa điểm ăn uống, vui chơi, tham quan hấp dẫn tại Nha Trang
Văn hóa - Du lịch
Nha Trang thành phố biển nhưng hội đủ nhiều yếu tố của tự nhiên, văn hóa, xã hội lẫn khoa học… vì vậy thành phố đáp ứng được mọi nhu cầu du lịch thắng cảnh tự nhiên, văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng và cả vui chơi giải trí:
- Bãi biển Đại Lãnh.
- Bãi Dài
- Bảo tàng Khánh Hòa
- Chùa Long Sơn
- Chợ Đầm
- Nhà thờ Núi
- Chùa Suối Đổ
- Chùa Trúc Lâm
- Chùa Từ Vân
- Đầm Đấy
- Đầm Môn
- Bình Tiên
- Bình Ba
- Bình Hưng
- Bình Lập
- Vinpearl Land
- Khu vui chơi trên biển Sealife
- Wonder Park Nha Trang
- Vịnh Ninh Vân
- Tắm bùn khoáng
- Thác Yang Bay
- Viện Hải Dương học
INTOUR hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu thêm về Nha Trang những điểm du lịch thú vị và đời sống con người nơi đây.